Phát triển chiều cao
Trẻ chậm phát triển chiều cao, nguyên nhân do đâu
Có một nỗi lo mà hầu hết cha mẹ nào cũng luôn đau đáu trong lòng từ sau khi con lọt lòng, nỗi lo về con yêu, nỗi lo mang tên “thấp bé nhẹ cân”. Bé thấp hơn các bạn cùng trang lứa sẽ khiến các mẹ phải bận tâm và đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao là gì? Và phải khắc phục chúng như thế nào?
1. Di truyền
Yếu tố di truyền chiếm 23% quyết định chiều cao tối đa của trẻ. Do vậy, thường thì bố mẹ thấp thì con sinh ra cũng sẽ có chiều cao khá khiêm tốn.
2. Bé bị suy dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bé suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển cả về chiều cao và cân nặng.

Ngoài ra Canxi và Vitamin D là hai chất đặc biệt quan trọng trong việc cấu trúc hình thành và phát triển xương. Khi thiếu hụt một trong hai chất này thì trẻ cũng sẽ chậm phát triển chiều cao.
3. Chậm tăng trưởng từ trong tử cung
Theo thống kê, có đến 10% trẻ không đạt mức chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Nguyên nhân là do ngay từ trong bụng mẹ bé đã có chiều dài khiêm tốn hoặc trường hợp sinh non, nhẹ cân.
4. Trẻ mắc bệnh mạn tính
Khi trẻ mắc các bệnh lí mạn tính như suy gan, suy thận, viêm phổi… sẽ dẫn đến chậm phát triển cả về chiều cao và cân nặng khiến trẻ thấp còi.

5. Tâm lí
Trẻ cần môi trường lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt nhất.
6. Một số nguyên nhân khác
– Thiếu nội tiết tố tăng trưởng.
– Bất thường nhiễm sắc thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn các trường hợp chậm tăng trưởng ở trẻ đều có thể khắc phục. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân sẽ góp phần cải thiện đáng kể chiều cao cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và lưu giữ biểu đồ tăng trưởng của trẻ để kiểm soát được phần nào sự phát triển của bé, giúp bé phát triển tốt nhất.
Chúc các bé cao lớn, thông minh !