Phát triển chiều cao

Bé có thể đạt chiều cao rất đơn giản, mẹ cần biết cách này

4870 người đã xem

Chiều cao là bước đệm mở ra nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống, cũng được xem là thước đo cho sự phát triển toàn diện của bé. Nếu trẻ thấp bé nhẹ cân, khi lớn lên sẽ mất đi nhiều cơ hội nghề nghiệp, gặp bất lợi về nhiều mặt khác trong cuộc sống. Làm thế nào để giúp con không bị tự ti, mặc cảm về chiều cao là điều không hề khó nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt  163,7 cm , thấp hơn 13 cm và nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm so với chuẩn.
Để giúp bé phát triển chiều cao tối đa, cha mẹ cần nắm vững kiến thức và có sự đầu tư phù hợp.

1. 3 thời thời điểm vàng của chiều cao

Từ 3 tháng tuổi – 2 tuổi: Ở giai đoạn này dinh dưỡng là vô cùng cần thiết, nếu thiếu hụt sẽ làm cho sự tăng trưởng chiều cao của bé trì hoãn thêm 6 tháng sau đó.

Từ 4 – 6 tuổi: Thời điểm này các bé gái sẽ tăng nhanh hơn các bé trai. Nếu giai đoạn 1 dinh dưỡng tốt, chiều cao tăng ổn định thì giai đoạn này bé sẽ tăng từ 10-12 cm. Nếu trước đó bé tăng chậm thì cơ thể bé sẽ tăng bù, trung bình tăng 5-6 cm.

Giai đoạn dậy thì: Bé gái từ 11-15 tuổi, bé trai từ 13-17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng là cao nhất. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé bị thừa cân thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.

2. Chế độ dinh dưỡng

Nhiều người vẫn cho rằng, cao hay thấp được quyết định bởi gen di truyền. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Di truyền chỉ chiếm 23%, còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dinh dưỡng (32%), vận động (20%), môi trường (15%) và tâm lí xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng mới là yếu tố quan trọng nhất giúp bé phát triển chiều cao tối đa.

Cha mẹ cần thiết lập cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất, bổ sung cho bé những thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Vitamin K:

Các bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài lâu nhất có thể.

Cho bé kết thân với các thực phẩm giàu protein (cá, thịt ,trứng, tôm, cua, rau xanh..).

Ngoài việc bổ sung Canxi thông qua các bữa ăn hằng ngày, cha mẹ nên tạo cho con thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, bơ, phomai…Đây là những thực phẩm giàu Canxi và dễ hấp thu.

Kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các đồ ăn vặt, nước ngọt…Tuy đây là những món khoái khẩu của bé nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Canxi của cơ thể, làm suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp. Vitamin D có vai trò tăng cường hấp thu Canxi. Cha mẹ nên bổ sung đủ Vitamin D cho bé từ sau khi sinh, cho các bé tắm nắng hằng ngày vào khoảng thời gian trước 8 giờ sáng và sau 16 giờ 30 chiều.

Đặc biệt, Vitamin K được mệnh danh là “người hùng thầm lặng”, bởi không có nhiều người biết đến nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển Canxi từ máu vào xương. Do đó, các mẹ cần lưu ý để tránh tình trạng bé thiếu hụt Vitamin K.

Thực phẩm giàu calci
Thực phẩm giàu calci

3. Vận động

Vận động là một cách khoa học làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp xương phát triển tốt hơn.

Bé dưới 2 tuổi: Cha mẹ nên ít bế bồng bé khi bé bé đang phát triển kĩ năng trườn bò đi lại, dẫn bé đi công viên và chơi một số trò chơi ngoài trời.

Trẻ chạy bộ giúp triển chiều cao
Trẻ chạy bộ giúp triển chiều cao

Bé 3-4 tuổi: Chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.

Bé 4-5 tuổi : Khuyến khích cho bé học bơi 2 buổi/ tuần, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi có thể tăng lên 3 buổi/ tuần và mỗi buổi không quá 1 tiếng.

Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé tự do lựa chọn các môn thể thao khác như: Võ thuật, đu xà, nhảy cao, múa, yoga, uốn dẻo…Bất kì bộ môn thể thao nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp, hỗ trợ giúp bé phát triển chiều cao, khuyến khích bé liên tục di chuyển thay vì ngồi trong phòng chơi các trò chơi truyền hình hoặc xem video.

4. Sinh hoạt

Các đồ uống có cồn, thuốc lá hay các chất kích thích khác đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Trẻ hút thuốc thụ động từ cha mẹ, người thân xung quanh.

Sử dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, nước ngọt, nước có ga…

Sử dụng kháng sinh liều cao, thiếu sự tư vấn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất của bé.

90% sự phát triển xương ở bé diễn ra trong lúc ngủ, đặc biệt từ lúc 22-24 giờ. Khi bé ngủ đủ và sâu giấc, tuyến yên sẽ kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng chiều cao. Do vậy, cần tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, không để đèn sáng trong phòng ngủ của bé vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormon tăng trưởng.

5. Tinh thần

Theo nghiên cứu cho thấy, sự căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của bé, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormon tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển hệ thần kinh và chiều cao. Vì vậy, cách giúp bé tăng chiều cao tốt nhất là tạo cho bé một không gian sống thoải mái, tinh thần luôn vui vẻ.

Cùng với sự phát triển của xã hội và đi lên của chất lượng cuộc sống, vấn đề cải thiện chiều cao cho bé đang được các phụ huynh hết sức lưu tâm. Hãy là những cha mẹ hiểu biết, nắm vững những giai đoạn phát triển bé để có những đầu tư thật hợp lí để giúp bé phát triển toàn diện.

 





Chỉ cần để lại thông tin, Dược sĩ Nhi khoa sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

call Zalo
call Facebook